Contents
Trong tiếng Anh, câu điều kiện được sử dụng để diễn tả các giả thuyết hoặc điều kiện có thể xảy ra trong tương lai hoặc trong quá khứ. Tuy nhiên, việc sử dụng câu điều kiện đôi khi gây khó khăn cho người học do cấu trúc và cách sử dụng khá phức tạp. Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách viết lại câu điều kiện trong tiếng Anh và rèn luyện kỹ năng viết câu điều kiện thông qua một số bài tập thú vị.
1. Kiến thức chung về câu điều kiện
Định nghĩa
Nhìn chung, câu điều kiện được dùng để nêu ra giả thiết rằng khi một sự việc/ tình huống/ hoàn cảnh/… nào đó (không) xảy ra, nó sẽ kéo theo một kết quả nhất định.
Câu điều kiện là một câu phức với hai mệnh đề:
- Mệnh đề if (if clause): bắt đầu bằng If (Nếu), diễn tả giả thiết về một điều (không) xảy ra.
- Mệnh đề chính (main clause): diễn tả kết quả kéo theo.
Thông thường, mệnh đề If sẽ đi đầu câu. Lúc này, giữa hai mệnh đề cần có dấu phẩy. Tuy nhiên, ta cũng có thể đẩy mệnh đề if ra phía sau. Lúc này, giữa hai mệnh đề không có dấu phẩy.
Ví dụ:
If we had more money, we would buy that house. (Nếu chúng tôi có nhiều tiền hơn thì chúng tôi đã mua ngôi nhà đó.)
We would buy that house if we had more money. (Chúng tôi đã mua ngôi nhà đó nếu chúng tôi có nhiều tiền hơn.)
Cấu trúc và cách dùng các loại câu điều kiện
❖ Câu điều kiện loại 0
Chuyên dùng cho các sự thật hiển nhiên về thế giới, tự nhiên,… hoặc những sự thật (gần như) luôn đúng về ai đó.
Cấu trúc:
- Mệnh đề if: If + S + am/ is/ are (not) + V, S + am/ is/ are (not) + V hoặc câu mệnh lệnh.
Lưu ý:
- Nếu ta đảo mệnh đề chính lên trước, ta cần bỏ dấu phẩy ở giữa hai mệnh đề.
Ví dụ:
- Động từ To be: If it is cold outside, I wear a jacket. (Nếu bên ngoài lạnh, tôi sẽ mặc áo khoác.)→ Phân tích: “it is cold outside” là sự kiện có thật và luôn đúng trong trường hợp tương ứng, vì vậy “I wear a jacket” là hành động tự động xảy ra để đáp ứng điều kiện ngoài trời lạnh.
- Động từ thường: If you heat ice, it melts. (Nếu bạn làm nóng đá, nó tan chảy.) → Phân tích: Đây là một sự thật hiển nhiên liên quan đến tự nhiên và khoa học.
❖ Câu điều kiện loại 1
Diễn tả rằng nếu điều A (không) xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai, nó sẽ kéo theo kết quả B ở tương lai.
Cấu trúc:
- Mệnh đề if: If + S + be + (not) + Adj/ Noun, S + will/can/should… (not) + V hoặc
- Mệnh đề if: If + S + (not) + V(-s/es), S + will/can/should… (not) + V
Lưu ý:
- Nếu ta đảo mệnh đề chính lên trước, ta cần bỏ dấu phẩy ở giữa hai mệnh đề.
Ví dụ:
- Động từ To be: They will be mad if they know about your mistake. (Họ sẽ bực nếu họ biết về lỗi của bạn.)→ Phân tích: Hiện tại “họ” chưa “biết về lỗi của bạn, nhưng người nói đang đặt ra giả thiết là nếu họ biết thì sẽ kéo theo một kết quả trong tương lai là: “họ sẽ bực”.
- Động từ thường: If I win this competition, my parents will be proud. (Nếu tôi thắng cuộc thi này, bố mẹ tôi sẽ tự hào.)→ Phân tích: Hiện tại nhân vật “tôi” chưa thắng cuộc thi, nhưng đang đặt ra giả thiết là nếu người này thắng thì sẽ kéo theo một kết quả trong tương lai là: “bố mẹ sẽ tự hào”.
❖ Câu điều kiện loại 2
Diễn tả một điều kiện không có thật trong hiện tại hoặc trong tương lai. Câu điều kiện loại 2 thường được sử dụng để diễn tả một ước muốn hoặc mong muốn không thực tế trong thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai.
Cấu trúc:
- Mệnh đề if: If + S + were + (not) + Adj/ Noun, S + would/might/could… (not) + V hoặc
- Mệnh đề if: If + S + V2 / V-ed, S + would/could/should… (not) + V
Lưu ý:
- Nếu ta đảo mệnh đề chính lên trước, ta cần bỏ dấu phẩy ở giữa hai mệnh đề.
- Trong câu điều kiện loại 2, chúng ta sử dụng “past simple” để diễn tả điều kiện không có thật trong hiện tại hoặc trong tương lai.
Ví dụ:
- Động từ To be: If I were taller, I could have helped you paint the walls yesterday. (Nếu tôi cao hơn, tôi đã có thể giúp bạn sơn tường hôm qua.)→ Phân tích: Thực tế là dù ở hiện tại hay “hôm qua” tôi đều không đủ cao để giúp bạn sơn tường.
- Động từ thường: If I had met her yesterday, I would have invited her to my party. (Nếu tôi đã gặp cô ấy hôm qua, tôi đã có thể mời cô ấy tới bữa tiệc của tôi.)→ Phân tích: Thực tế là dù không có sự gặp gỡ vào hôm qua, tác giả đang đặt ra giả thiết là nếu có sự gặp gỡ thì sẽ kéo theo một kết quả trong quá khứ là: “tôi đã có thể mời cô ấy”.