Contents
Phải thừa nhận rằng ghi nhớ từ vựng là một phần không hề dễ dàng khi học một ngoại ngữ. Thế nhưng, bất kỳ ngôn ngữ nào cũng có những bộ quy tắc riêng về từ vựng. Trong tiếng Anh cũng thế, bên cạnh vị trí của từ trong câu, hậu tố (-able, -ful) cũng giúp để xác định loại từ (tuy độ chính xác ở mức tương đối). Vậy, tính từ có quy tắc xác định không? Có những loại đuôi tính từ thông dụng nào?
Nếu bạn cũng đang thắc mắc về chủ đề này thì ngay bây giờ hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Sơ lược kiến thức về tính từ
1.1 Tính từ là gì?
Tính từ (adjective) là những từ được sử dụng để miêu tả đặc điểm, tính chất của con người, sự vật và hiện tượng. Chúng thường được viết tắt là “adj”. Tính từ có tác dụng bổ nghĩa cho danh từ.
Ví dụ:
- I’m fine today. (Hôm nay tôi khỏe.)
- That singer is so beautiful. (Ca sĩ đó thật xinh đẹp.)
- What a cute little baby girl! (Thật là một bé gái dễ thương!)
Tính từ không làm nhiệm vụ bổ nghĩa cho danh từ như trong tiếng Việt. Trong tiếng Anh, để mô tả hành động, ta dùng trạng từ.
Xem thêm: Sử dụng tính từ ngắn và tính từ dài trong câu sao cho thật chính xác?
1.2 Vị trí của tính từ
- Trước danh từ, cụm danh từ, bổ nghĩa cho danh từ
Ví dụ:
- We are living in a peaceful countryside. (Chúng tôi đang sống ở một vùng quê yên bình.)
- Sau “to be”, bổ nghĩa cho chủ ngữ
Ví dụ:
-
The child is quite naughty. (Đứa trẻ đó thì khá nghịch ngợm.)
-
Sau liên động từ (Linking verb) như: get, look, keep, remain, become, seem, appear, feel, taste, look, sound, smell, …
Ví dụ:
-
This drink tastes delicious. (Thức uống này thật ngon.)
-
Sau make/keep/find/leave
Ví dụ:
-
They find it difficult to do their homework. (Họ cảm thấy thật khó để làm bài tập của họ.)
-
Please keep quiet. (Làm ơn giữ yên lặng.)
-
Đứng cạnh “and” hoặc “but” và được nối với tính từ tương đương khác.
Ví dụ:
-
This exercise is simple, but beneficial. (Bài tập thể dục này dễ, nhưng có ích.)
-
Sau đại từ bất định: something, anything, someone,…
Ví dụ:
- Let’s make something new together. (Hãy cùng nhau làm gì đó mới nào.)
Xem thêm: Tính từ ghép trong tiếng Anh: Thuộc ngay 8 công thức này để vốn từ vựng đỉnh hơn!
2. Khái niệm đuôi tính từ
Đuôi tính từ thường gồm từ 4 chữ cái trở xuống, thường được gắn vào phần đuôi của các từ loại khác (danh từ, động từ). Những phần đuôi của từ này có thể thay đổi chức năng ngữ pháp của từ gốc.
Xem thêm: 50 tính từ dài trong tiếng Anh phổ biến nhất
3. Các loại đuôi của tính từ
Hậu tố
Ví dụ | Chú thích |
---|---|
-ful | painful, wonderful, helpful: mô tả về độ tràn ngập, sự dồi dào |
-ive | expensive, creative, native: mô tả xu hướng, bản chất bên trong của chủ thể |
-able/ -ible | possible, edible, portable: mô tả về độ khả thi |
-ous/ -ious | dangerous, delicious, nervous: mô tả phẩm chất, tính chất |
-ish | foolish, selfish, childish: miêu tả thuộc tính tiêu cực, các đặc điểm tính cách xấu của con người |
-y | sunny, messy, happy: mô tả trạng thái đặc trưng, dễ nhận biết khi mới nhìn qua của sự vật hiện tượng |
-al/ -al/ -ial/ -ical | magical, national, natural: mô tả sự liên hệ, mang tính chất hoặc hình thức của các chủ thể trừu tượng |
-ic | historic, comic, hectic: miêu tả sự liên quan đến một vấn đề, hiện tượng cụ thể |
-ese | Vietnamese, Japanese, Chinese: chỉ người trong một quốc gia |
-iant/ ient | dependent, important, significant, impatient: mang ý nghĩa biểu diễn hoặc hiện hữu, diễn tả sự đặc biệt của một cái gì đó / ai đó |
-less | useless, harmless, homeless: mô tả về độ thiếu hụt hay sự giới hạn của chủ thể |
-an/ -ian | physician, musician, vegetarian: miêu tả tính liên quan tới nghề nghiệp hoặc tính chất công việc |
Xem thêm: Tính từ ngắn: Cách nhận biết và vận dụng thành thạo chỉ trong 5 phút
4. Cách thành lập tính từ
4.1 Thêm hậu tố vào sau động từ
- Hậu tố -ive
Ví dụ:
-
act ⇒ active: hành động ⇒ năng động
-
attract ⇒ attractive: thu hút ⇒ hấp dẫn
-
interact ⇒ interactive: tương tác ⇒ có tính tương tác cao
-
Hậu tố -able
Ví dụ:
- Suit ⇒ suitable: mặc vừa ⇒ phù hợp
- Drink ⇒ drinkable: uống ⇒ có thể uống được
- Achieve ⇒ achievable: thành tựu ⇒ có thể đạt được
Lưu ý: Khi gặp động từ có đuôi là “e”, ta bỏ “e” trước khi thêm “able”, nhưng nếu danh có đuôi là “ge” thì thêm “able” như bình thường.
- Hậu tố -ful
Ví dụ:
- help ⇒ helpful: giúp đỡ ⇒ hay giúp đỡ người khác
- forget ⇒ forgetful: quên ⇒ hay quên
Xem thêm: Tính từ sở hữu là gì?
4.2 Thêm hậu tố vào sau danh từ
- Hậu tố -ful
Ví dụ:
-
use ⇒ useful: sự sử dụng ⇒ có ích
-
hope ⇒ hopeful: hi vọng ⇒ đầy hi vọng
-
Hậu tố -less
Ví dụ:
-
use ⇒ useless: sự sử dụng ⇒ vô dụng
-
home ⇒ homeless: nhà ⇒ vô gia cư
-
Hậu tố -ly
Ví dụ:
-
man ⇒ manly: đàn ông ⇒ nam tính
-
friend ⇒ friendly: bạn bè ⇒ thân thiện
-
Hậu tố -like
Ví dụ:
-
child ⇒ childlike: trẻ con ⇒ giống như trẻ con
-
brother ⇒ brotherlike: anh em ⇒ như anh em
-
Hậu tố -y
Ví dụ:
-
sun ⇒ sunny: nắng ⇒ có nắng
-
risk ⇒ risky: rủi ro ⇒ mang tính mạo hiểm, liều lĩnh
-
Hậu tố -ish
Ví dụ:
-
fool ⇒ foolish: người pha trò ⇒ ngu ngốc
-
self ⇒ selfish: bản thân mình ⇒ ích kỷ
-
Hậu tố -al
Ví dụ:
- magic ⇒ magical: ma thuật ⇒ thuộc về ma thuật
- nation ⇒ national: quốc gia ⇒ thuộc quốc gia
Lưu ý: Khi gặp danh từ có đuôi là “y” thì chuyển “y” thành “i” rồi mới thêm “al” . Khi gặp động từ có đuôi là “e”, ta bỏ “e” rồi mới ghép đuôi “al”.
- Hậu tố -ous
Ví dụ:
- poison ⇒ poisonous: chất độc ⇒ độc hại
- danger ⇒ dangerous: mối nguy hiểm ⇒ nguy hiểm
Lưu ý: Khi gặp danh từ có đuôi “y”; khi đó chuyển “y” thành “i” rồi mới thêm “ous”. Khi gặp động từ có đuôi “e”, ta bỏ “e” rồi mới ghép đuôi “ous”.
- Hậu tố -able
Ví dụ:
-
fashion ⇒ fashionable: thời trang ⇒ hợp thời trang
-
comfort ⇒ comfortable: sự nhàn hạ ⇒ thoải mái
-
Hậu tố -ic
Ví dụ:
- photograph ⇒ photographic: ảnh ⇒ thuộc về nhiếp ảnh
- scene ⇒ scenic: cảnh ⇒ thuộc về cảnh vật
Xem thêm: “OPSACOMP” – Quy tắc đơn giản giúp chinh phục trật tự tính từ
4.3 Thêm hậu tố “-er” và “-est” vào sau tính từ
Khi thêm hậu tố “-er” (so sánh hơn) hoặc “-est” (so sánh nhất) vào đuôi tính từ ngắn vần thì tính từ đó vẫn là tính từ.
Ví dụ:
- hot ⇒ hotter ⇒ hottest: nóng ⇒ nóng hơn ⇒ nóng nhất
- convenient ⇒ more convenient ⇒ the most convenient: tiện nghi ⇒ tiện nghi hơn ⇒ tiện nghi nhất
Xem thêm: Các kiểu so sánh trong tiếng Anh: Tổng hợp đầy đủ nhất, kèm bài tập!
5. Mở rộng
5.1 Phân biệt tính từ đuôi “-ly” với trạng từ
Tính từ có đuôi “-ly” giúp bổ sung ý nghĩa cho danh từ chỉ sự vật, hiện tượng; thường đứng trước danh từ hoặc đứng sau động từ nối.
Ví dụ:
- My monthly appointment with my best friend has been delayed. (Buổi hẹn hàng tháng của tôi và bạn thân đã bị hoãn lại.)
Trạng từ giúp bổ sung nghĩa cho động từ. Ngoài ra, trạng từ dùng để nhấn mạnh nghĩa của tính từ trong câu và thường đứng sau nội động từ.
Ví dụ:
- His parents always remind him to drive carefully. (Bố mẹ anh ấy luôn nhắc nhở anh ấy phải lái xe cẩn thận.)
5.2 Một số động từ khi thêm -ing/ -ed có thể biến thành tính từ
Ngoài ra, động từ còn có thể chuyển đổi thành tính từ nếu như thêm “-ed” hoặc “-ing” vào cuối. Về nghĩa, “-ed” mang nghĩa bị động, còn “-ing” chủ động.
Xem thêm: Tính từ đuôi “ing” và “ed”
6. Bài tập
…
7. Lời kết
Với các kiến thức và bài tập vận dụng ở trên, tôi hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn có được cái nhìn rõ nét hơn về đuôi tính từ. Tuy nhiên, những dấu hiệu trên chỉ mang tính tương đối. Vậy nên, hãy tiếp xúc và luyện tập thật nhiều để thành thạo hơn.
-Thạc sĩ giáo dục Mỹ – chị Hồng Đinh, nhận xét về phòng thi ảo FLYER
Xem thêm: