Contents
Việc thể hiện các kỹ năng trong CV sẽ mang đến rất nhiều lợi thế quan trọng khi bạn tham gia ứng tuyển cho công việc mới. Đặc biệt là cách thể hiện các kỹ năng trong tiếng Anh sẽ giúp bạn có thêm nhiều điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng.
Cùng tìm hiểu về các kỹ năng tiếng Anh và cách thể hiện phù hợp trên CV để đảm bảo hiệu quả cao nhất cho công việc trong tương lai của bạn!
Vai trò quan trọng của mục kỹ năng trong CV
Khi bạn nộp đơn xin việc, cách thể hiện kỹ năng sẽ là một phần quan trọng thể hiện giá trị của bạn qua đơn xin việc. Các kỹ năng giúp người khác hiểu rõ bạn có khả năng gì và có thể đóng góp những giá trị gì cho vai trò mới này.
Đây cũng chính là yếu tố giúp nhà tuyển dụng xác định khả năng, năng lực hoàn thành các nhiệm vụ ở vị trí mà bạn đang tham gia ứng tuyển.
Trong một môi trường làm việc ngày càng phát triển và có độ cạnh tranh ngày một cao hơn, điều quan trọng khi thể hiện các kỹ năng là phải liệt kê đầy đủ các kỹ năng, bao gồm kỹ năng cứng về kiến thức, trình độ, năng lực và các kỹ năng mềm chẳng hạn như sự sáng tạo, tư duy quản lý, v.v.
Cách tiếp cận này cho phép bạn thể hiện mình là một cá nhân chuyên nghiệp và biết rõ các giá trị mình đang có trong CV và resume.
Từ vựng về các kỹ năng trong tiếng Anh
Một ứng viên thường sẽ có rất nhiều kỹ năng khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo qua những kỹ năng phổ biến sau đây để cân nhắc và thể hiện phù hợp nhất với công việc trong tương lai.
Các kỹ năng mềm bằng tiếng Anh
Các kỹ năng cứng trong tiếng Anh
Kỹ năng cứng là một cách nói khác của kiến thức, năng lực và trình độ chuyên môn của một cá nhân trong công việc và kinh nghiệm làm việc. Đây là những nền tảng giá trị được hình thành qua quá trình học tập và rèn luyện, thực hành.
Ví dụ về cách viết các kỹ năng trong tiếng Anh
Khi bạn viết hồ sơ xin việc, điều quan trọng là phải sắp xếp nội dung ngắn gọn, rõ ràng và dễ đọc. Ngay bên dưới phần thông tin cá nhân và phía trên phần kinh nghiệm chuyên môn, đây chính là không gian lý tưởng để liệt kê những kỹ năng nổi bật của bạn.
Hãy thể hiện kỹ năng bằng cách liệt kê dưới dạng danh sách để nhà tuyển dụng có thể đọc nhanh và nắm ý chính dễ dàng.
Kế toán
Những công việc trong ngành kế toán thường làm việc với những con số và dữ liệu để có thể đưa ra các kết luận và truyền đạt chúng cho những bộ phận khác trong doanh nghiệp.
Bạn có thể thể hiện các kỹ năng sau:
- Tư duy phân tích, kinh doanh và lãnh đạo
- Khả năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng tin học văn phòng như Microsoft Excel, Word
- Khả năng sử dụng thành thạo phần mềm kế toán, tài chính
- Khả năng phân tích dữ liệu
- Khả năng thành thạo nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung GAAP
Dịch vụ chăm sóc khách hàng
Kỹ năng về dịch vụ khách hàng thường bao gồm:
- Khả năng lắng nghe, đồng cảm
- Nghiên cứu và giải quyết vấn đề
- Tính kiên nhẫn
- Tốc độ và hiệu quả làm việc
- Thái độ tích cực
- Khả năng ngoại giao
- Kỹ năng giao tiếp
- Quản lý thời gian
Marketing
Công việc về ngành tiếp thị cần phải thể hiện sự kết hợp của các kỹ năng mềm và kỹ năng cứng:
- Sáng tạo nội dung
- Nghiên cứu thị trường
- Phân tích website
- SEO và SEM
- Tư duy logic
- Quản lý dự án
- Thành thạo hệ thống quản lý nội dung
- Phương tiện truyền thông xã hội (chiến lược, chiến dịch, v.v.)
- Óc sáng tạo
Web developer
Các nhà phát triển/lập trình web cần sở hữu cả kỹ năng công nghệ và kỹ năng mềm để làm việc hiệu quả với khách hàng và các bên liên quan:
- Khả năng sử dụng các ngôn ngữ lập trình, các hệ điều hành, phần mềm cơ sở dữ liệu, v.v
- Kỹ năng kiểm tra và khắc phục sự cố
- Khả năng thiết kế giao diện thân thiện với trải nghiệm người dùng UI/UX
- Khả năng quản lý dự án
- Khả năng làm việc nhóm
Các mẹo viết kỹ năng trong CV và resume
Xem kỹ năng nào phù hợp với job description
Nhiều doanh nghiệp hiện nay sử dụng hệ thống quản lý tuyển dụng hoạt động như một bộ lọc để thu thập, sắp xếp và xếp hạng hồ sơ để thu hẹp nhóm ứng viên tiềm năng với các yếu tố phù hợp nhất.
Đó là lý do tại sao bạn cần chỉnh sửa sơ yếu lý lịch và thư xin việc của mình với các từ khóa và cụm từ phù hợp với công việc để có thể tăng khả năng tìm kiếm và lựa chọn từ nhà tuyển dụng.
Nếu nhà tuyển dụng đang tìm kiếm một nhân viên kế toán có “kinh nghiệm xử lý hóa đơn và thu chi hàng ngày”, thì bạn hãy sử dụng ngôn ngữ tương tự để thể hiện trong hồ sơ xin việc.
Hãy điều chỉnh các từ khóa và kỹ năng phù hợp cho từng vị trí và mô tả công việc khác nhau để tăng cơ hội được tiếp cận gần hơn với nhà tuyển dụng.
Không nên làm gì?
- Không trung thực: Việc thể hiện sai hoặc không đúng sự thật có thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng và gây ấn tượng xấu trong mắt nhà tuyển dụng. Hầu hết các doanh nghiệp thường tiến hành kiểm tra hồ sơ và tham chiếu với các công ty cũ, nếu việc không trung thực bị phát hiện sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của bạn và có thể khiến công việc trong tương lai của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Bỏ quên những con số: Thông tin và những con số rõ ràng luôn là những yếu tố xác đáng nhất để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của bạn dễ dàng hơn. Bất kể bạn đang ứng tuyển vào vị trí nào, bạn cũng nên thể hiện rõ những giá trị của riêng mình. Bạn có giảm chi phí cho công ty, tăng doanh số bán hàng hoặc tiếp cận thị trường mục tiêu mới không? Tất cả những thành quả này đều liên quan đến những con số thể hiện trong hồ sơ xin việc của mình.
- Sử dụng từ quá hoa mỹ: Hãy sử dụng từ ngữ chuyên nghiệp nhưng không quá hoa mỹ, tránh sử dụng các biệt ngữ kinh doanh hoặc từ sáo rỗng.
- Không đọc lại: Trước khi bạn gửi hồ sơ xin việc, hãy xem lại nó một cách tỉ mỉ nhất để tìm ra lỗi chính tả, các vấn đề ngữ pháp và định dạng mẫu hồ sơ.
Lời kết
Các kỹ năng trong tiếng Anh sẽ mang lại hiệu quả tối ưu khi bạn sử dụng và thể hiện đúng cách trong CV xin việc của mình. Với các thông tin trên đây, hi vọng bạn có thể nắm bắt thêm những bí quyết hữu ích giúp bạn nhanh chóng chinh phục công việc mơ ước.
Và đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo từ Glints Việt Nam để tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị cho hành trình phát triển nghề nghiệp và bản thân!