Contents
- 1 1. V3 của “make” là gì?
- 2 2. Cách dùng V3 của “make”
- 3 3. V3 của những từ có “make” là hậu tố
- 4 4. Cụm từ và thành ngữ chứa “made”
- 5 5. Bài tập V3 của “make” là gì
- 6 6. Tổng kết
“Make” là một động từ bất quy tắc khá phổ biến trong tiếng Anh. Khi chuyển sang dạng quá khứ, “make” không thêm “-ed” như các động từ quy tắc khác. Thay vào đó, nó được chuyển sang hai dạng V2 và V3 như những động từ bất quy tắc khác. Vậy bạn đã nắm được V2 và V3 của “make” là gì chưa? Hai dạng quá khứ này của “make” được sử dụng trong những trường hợp nào? Cùng FLYER đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên thông qua bài viết này nhé!
1. V3 của “make” là gì?
“Make” là một động từ thường xuyên được sử dụng trong tiếng Anh. Trong bảng động từ bất quy tắc, “make” có các dạng động từ như sau:
V1 V2 V3
make made made
Như vậy, V3 của “make” là “made”, được phiên âm là /meɪd/, giống hoàn toàn cả cách viết và cách phát âm như V2 của “make”. Khi đi cùng những giới từ khác nhau trong những ngữ cảnh khác nhau, “made” lại mang một ý nghĩa khác nhưng nhìn chung, ý nghĩa phổ biến là “tạo ra”, “làm ra”, “sản xuất”…
Để hình dung rõ hơn về cách dùng 3 dạng động từ của “make”, hãy cùng FLYER theo dõi bảng dưới đây:
Dạng của “make” Ví dụ
V1 (Dạng nguyên thể) make
V2 (Dạng quá khứ) made
V3 (Dạng quá khứ phân từ) made
Qua bảng trên, bạn có thể thấy V2 và V3 của “make” về cách viết và phát âm là giống nhau. Vậy làm sao để có thể phân biệt khi nào dùng “made” ở dạng quá khứ và khi nào dùng “made” ở dạng quá khứ phân từ? Hãy cùng FLYER tìm hiểu phần 2 để tìm ra đáp án cho câu hỏi trên nhé!
Bài viết tham khảo: “Make” đi với giới từ gì? Tóm tắt 7 cấu trúc “make” thông dụng nhất mà bạn cần ghi nhớ
2. Cách dùng V3 của “make”
Nếu như “made” ở dạng V2 dùng trong những trường hợp thuộc thì quá khứ đơn, thì “made” ở dạng V3 đóng vai trò là động từ chính trong các dạng thì hoàn thành, được sử dụng trong câu bị động và trong mệnh đề quan hệ rút gọn ở dạng thì hoàn thành hoặc thể bị động.
2.1. Làm động từ chính (động từ thường) trong các dạng thì hoàn thành
Như những động từ khác trong tiếng Anh, “made” ở dạng V3 có thể đóng vai trò là động từ chính trong các câu ở dạng thì hoàn thành, bao gồm quá khứ hoàn thành, hiện tại hoàn thành và tương lai hoàn thành. Trong trường hợp này, bạn có những cấu trúc với “made” như sau:
2.1.1. Made somebody/something + adj
Cấu trúc “made” đi với “somebody/something” và theo sau là một tính từ (adj) mang nghĩa là “làm cho ai đó cảm thấy như thế nào/làm cho cái gì đó trở nên thế nào”. Chủ ngữ đi với cấu trúc make này có thể là người hoặc vật:
made somebody/something + adj
Ví dụ:
Thì Cấu trúc Ví dụ
Quá khứ hoàn thành S + had (not) + made The story had made them very surprised.
Câu chuyện đã khiến họ hết sức bất ngờ.
They had made me uncomfortable.
Bọn họ đã làm tôi cảm thấy không thoải mái.
She had made her objections clear.
Cô ấy đã thể hiện rõ sự phản đối của mình.
Hiện tại hoàn thành S + have/ has (not) + made The story has made them very surprised.
Câu chuyện khiến họ hết sức bất ngờ.
They have made me uncomfortable.
Bọn họ làm tôi cảm thấy không thoải mái.
She has made her objections clear.
Cô ấy thể hiện rõ sự phản đối của mình.
Tương lai hoàn thành S + will (not) + have + made The story will have made them very surprised.
Câu chuyện sẽ khiến họ hết sức bất ngờ.
They will have made me uncomfortable.
Bọn họ sẽ làm tôi cảm thấy không thoải mái.
She will have made her objections clear.
Cô ấy sẽ thể hiện rõ sự phản đối của mình.
Cấu trúc “made + somebody/something + adj” ở 3 thì hoàn thành
Bài viết tham khảo: Viết lại câu không còn khó, khi có cẩm nang cấu trúc “Make use of” này!
2.1.2. Made somebody do something
Cấu trúc thứ hai là “made somebody do something”, mang nghĩa “yêu cầu/khiến ai đó phải làm gì”:
made somebody do something
Ví dụ:
Thì Ví dụ
Quá khứ hoàn thành Nothing had made me change my mind.
Không có gì đã làm tôi thay đổi tâm trí.
She always had made me laugh.
Cô ấy đã luôn làm tôi cười.
Hiện tại hoàn thành Nothing has made me change my mind.
Không có gì làm tôi thay đổi tâm trí.
She always has made me laugh.
Cô ấy luôn làm tôi cười.
Tương lai hoàn thành Nothing will have made me change my mind.
Se không có gì làm tôi thay đổi tâm trí.
She always will have made me laugh.
Cô ấy sẽ luôn làm tôi cười.
Cấu trúc “made somebody do something” ở 3 thì hoàn thành
2.1.3. Made something of somebody/something
Cấu trúc thông dụng cuối cùng của “made” (trong vai trò động từ chính) là “made something of somebody/something”, mang nghĩa “có ấn tượng hoặc hiểu biết về ai đó/cái gì đó”.
made something of somebody/something
Ví dụ:
Thì Ví dụ
Quá khứ hoàn thành Had you made anything of this information?
Bạn có biết bất cứ điều gì về thông tin này không?
What had you made of the new boss?
Bạn nghĩ gì về người sếp mới vậy?
Hiện tại hoàn thành Have you made anything of this information?
Bạn có biết bất cứ điều gì về thông tin này không?
What have you made of the new boss?
Bạn nghĩ gì về người sếp mới vậy?
Tương lai hoàn thành Will you have made anything of this information?
Bạn có biết bất cứ điều gì về thông tin này không?
What will you have made of the new boss?
Bạn nghĩ gì về người sếp mới vậy?
Cấu trúc “made something of somebody/something” ở thì hoàn thành
Bài viết tham khảo: “Make sense” là gì? 5 phút thành thạo mọi cách dùng của “Make sense”
2.2. Trong câu bị động
Trong câu bị động, “made” sẽ đi với các giới từ khác nhau tạo thành những cụm động từ với ý nghĩa khác nhau.
Cụm động từ Ý nghĩa
made by made by
made in made in
made of made of
made from made from
made out of made out of
made with made with
Để hiểu hơn về “made” khi đi cùng các giới từ khác nhau, FLYER mời bạn xem thêm video dưới đây:
[](https://www.youtube.com/watch?v=7rArjVeOdAk “British Council English tips #2: How to use “made in”, “made from”, and “made out of” correctly”)
2.3. Trong mệnh đề quan hệ rút gọn (dạng thì hoàn thành/ thể bị động)
Mệnh đề quan hệ rút gọn là các mệnh đề quan hệ không có đại từ quan hệ, ngoài ra động từ chính cũng được chuyển đổi cho phù hợp. Trong trường hợp động từ của mệnh đề quan hệ ở dạng bị động “tobe + V3”, bạn cần lược bỏ đại từ quan hệ, động từ tobe và giữ nguyên động từ chính dạng V3.
Ví dụ:
-
The flowers which have been made by me seem more beautiful.
=> The flowers made by me seem more beautiful.
Những bông hoa tôi làm trông có vẻ đẹp hơn. -
I like trousers which were made in Italy.
=> I like trousers made in Italy.
Tôi thích những chiếc quần âu được sản xuất tại Ý.
Bài viết tham khảo: 5 cách đơn giản và nhanh chóng để rút gọn mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh
3. V3 của những từ có “make” là hậu tố
Không chỉ đứng riêng lẻ, “make” còn được dùng làm hậu tố của một số động từ khác trong tiếng Anh. Cùng FLYER tìm hiểu V3 của các từ chứa hậu tố “make” thông qua bảng dưới đây nhé!
V1 V3 Nghĩa
remake remade đã làm lại
unmake unmade không thể làm lại
unmake unmade không thể làm lại
4. Cụm từ và thành ngữ chứa “made”
Dưới đây là một số cụm từ/thành ngữ chứa “made” mà FLYER đã tổng hợp được. Hãy sử dụng những cụm từ/thành ngữ này phù hợp với ngữ cảnh để vốn từ vựng tiếng Anh của bạn trở nên phong phú hơn nhé!
Cụm từ/Thành ngữ Ý nghĩa
made of money giàu có, có nhiều tiền
made to measure may theo số đo
made for each other đôi lứa
made man thành công trong sự nghiệp
make a face nhăn mặt
make a move thực hiện hành động
make ends meet giảm thiểu chi tiêu
make it up to someone bồi thường ai đó
5. Bài tập V3 của “make” là gì
Dưới đây là một số bài tập giúp bạn hiểu rõ hơn về cách dùng V3 của “make”. Hãy áp dụng các kiến thức FLYER đã tổng hợp phía trên để trả lời thật chính xác nhé!
6. Tổng kết
Như vậy, “made” chính là câu trả lời cho câu hỏi “V3 của “make” là gì?”. Thông qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã biết “made” được sử dụng trong những trường hợp nào và nắm “trong lòng bàn tay” những cụm từ/thành ngữ chứa “made” rồi đúng không? Để có thể sử dụng thành thạo hơn, đừng quên luyện tập thường xuyên và thực hành ngay khi có thể bạn nhé!
Thạc sĩ giáo dục Mỹ – chị Hồng Đinh, nhận xét về phòng thi ảo FLYER
>>> Xem thêm:
- Danh từ sở hữu trong tiếng Anh: Cách dùng đầy đủ nhất + BÀI TẬP
- Đại từ tân ngữ: Nằm lòng cách sử dụng trong 5 phút! [+ BÀI TẬP]
- Ghi nhớ nhanh các cấu trúc với “point”: Tưởng không dễ mà dễ không tưởng!