Contents
Khi nhắc đến ngôn ngữ tiếng Việt phong phú và đa dạng, ta thường nghe câu “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Trong ngữ pháp tiếng Việt, tính từ cùng với động từ và danh từ đóng vai trò quan trọng trong việc diễn đạt câu và tạo nên vẻ đẹp của tiếng Việt. Hôm nay, chúng ta hãy tìm hiểu kỹ hơn về tính từ là gì và sự quan trọng của tính từ trong câu.
Tính từ là gì?
-
Tính từ là những từ được sử dụng để miêu tả các đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng, trạng thái, con người.
-
Tính từ trong tiếng Việt là loại từ biểu thị tốt nhất. Tất cả tính từ có khả năng gợi lên hình ảnh và cảm xúc ở nhiều mức độ khác nhau. Chỉ cần thay đổi, sắc thái biểu đạt của từ cũng có thể khác hoàn toàn.
-
Tính từ trong tiếng Việt có thể được phân thành hai loại chính: tính từ tự thân và tính từ không tự thân.
Xem thêm tính từ trong tiếng Anh.
Vị trí của tính từ
Vị trí của tính từ trong câu thường là chủ ngữ. Tuy nhiên, nó cũng có thể làm vị ngữ trong câu. Tính từ được chia thành hai loại khác nhau:
- Tính từ chỉ đặc điểm tương đối như nhỏ, cao và gầy.
- Tính từ thể hiện đặc điểm tuyệt đối như đỏ chót hoặc đỏ sẫm, xanh biếc,…
Hai loại tính từ này không thể kết hợp với các từ chỉ mức độ. Các cụm tính từ thường nằm ở giữa câu. Ngoài ra còn có các thành phần con khác và cấu trúc của chúng như sau: Phụ trước + phụ giữa + phụ sau.
Một số ví dụ cụ thể như sau:
“Quả bóng đang dần to ra”. Phần phụ trước là từ “đang”, trung tâm là từ “to” và phụ sau là từ “ra”.
Xem thêm vị trí của tính từ trong câu tiếng Anh để xem có khác gì so với tiếng Việt nhé!
Chức năng của tính từ
Tính từ thường được kết hợp với động từ và danh từ để bổ sung ý nghĩa về tính chất, đặc điểm và mức độ. Tính từ trong câu có các chức năng sau:
- Tính từ đóng vai trò là vị ngữ trong câu bổ sung ý nghĩa cho danh từ.
Ví dụ: “Chiếc váy này rất đẹp” – tính từ đẹp bổ sung ý nghĩa cho danh từ chiếc váy.
Chức năng bổ nghĩa cho danh từ là một trong những chức năng cơ bản và quan trọng nhất của tính từ, giúp người đọc và người nghe hiểu rõ về sự vật, sự việc đang được nói đến.
Phân loại tính từ trong tiếng Việt
Tính từ tự thân là gì
Khái niệm
Tính từ tự thân là những tính từ có chức năng biểu thị phẩm chất, màu sắc, kích thước, hình dáng, mức độ, hương vị,… của sự vật hay hiện tượng.
Ví dụ
Ta có thể phân loại những tính từ trong loại này thành các tiểu loại nhỏ hơn:
- Tính từ về phẩm chất: gan dạ, dũng cảm, tốt, xấu,…
- Tính từ về màu sắc: đỏ, vàng, tím, xanh,…
- Tính từ về kích thước: dài, ngắn, rộng, hẹp,…
- Tính từ về hình dáng: cong, thẳng, vuông, tròn,…
- Tính từ về âm thanh: ồn, im lặng, trầm, bổng, vang,…
- Tính từ về hương vị: mặn, ngọt, chua, cay,…
- Tính từ về mức độ: nhanh, chậm, xa, gần,…
Tham khảo tài liệu văn học tại AMA.
Tính từ không tự thân là gì
Tính từ không tự thân là những từ không phải tính từ mà là từ thuộc từ loại khác như danh từ, động từ được chuyển loại và sử dụng như tính từ.
Những tính từ không tự thân sẽ được tạo ra bằng cách chuyển loại của các từ thuộc các nhóm từ loại khác. Ý nghĩa của tính từ này chỉ được xác định khi đặt chúng vào mối quan hệ với những từ khác trong cụm từ hoặc câu. Nếu tách chúng ra khỏi mối quan hệ đó, chúng sẽ không được coi là tính từ hoặc sẽ có ý nghĩa khác.
Ví dụ:
- Rất Xuân Diệu (nhằm chỉ phong cách, cá tính và ngôn ngữ đặc trưng của tác giả)
Khi cả danh từ và động từ được sử dụng như tính từ, ý nghĩa của chúng sẽ mang nghĩa khái quát hơn so với ý nghĩa thông thường của chúng.
Ví dụ:
- Ăn cướp là dùng sức mạnh của bản thân lấy đi tài sản của người khác.
- Hành động ăn cướp là những hành động mang ý nghĩa, tính chất giống ăn cướp mà lại không phải là cướp thật.
Tính từ chỉ đặc điểm là gì
Một từ mô tả đặc điểm của sự vật. Trong đó, đặc điểm là nét riêng biệt chỉ có ở các đối tượng như người, động vật, đồ vật, cây cối. Một số đặc điểm có thể giúp bạn phân biệt mọi thứ bao gồm:
- Đặc điểm bên ngoài là những nét đặc trưng của một sự vật, hiện tượng được các giác quan nhận biết được về màu sắc, hình dáng, âm thanh. Các từ thông thường như cao, ngắn, rộng, hẹp, xanh, đỏ, tím, vàng,…
- Nội hàm là những chức năng đặc trưng có thể nhận biết được thông qua quan sát, suy luận, khái quát,… Đó là những đặc điểm về khí chất, tâm lý, tính cách, sức chịu đựng, giá trị vật thể,…
Tính từ thường được dùng để chỉ những phẩm chất bên trong như vâng lời, siêng năng, cần cù,…
Tính từ chỉ tính chất là gì
Là từ dùng để chỉ những đặc điểm cơ bản của một sự vật, hiện tượng. Tính chất cũng là đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng nhưng lại tập trung vào những đặc điểm bên trong. Do đó, các thuộc tính chỉ được nhận biết thông qua quá trình quan sát, suy luận, phân tích và tổng hợp. Ví dụ, tốt, xấu, nặng, nhẹ, sâu sắc, thông suốt, hiệu quả,…
Tính từ chỉ trạng thái là gì
Trạng thái là tình trạng của một sự vật hoặc người tồn tại trong một khoảng thời gian nào đó. Tính từ trạng thái là chỉ tồn tại của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan.
Bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh đã linh hoạt sử dụng tính từ để chỉ trạng thái của sóng, từ đó nói đến tình yêu:
"Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể."
Trong đoạn thơ trên, các từ như “dữ dội”, “dịu êm”, “ồn ào”, “lặng lẽ” chính là các tính từ dùng để chỉ trạng thái.
Ta muốn phân biệt tính từ trong tiếng Việt thì sẽ hơi phức tạp, vì có khi tính từ sẽ là dạng thức như động từ hoặc là danh từ. Có những từ ta vừa coi đó là tính từ vừa coi là động từ ví dụ như từ thành thị trong lối sống thành thị.
Lưu ý: trong tiếng Việt không có loại định nghĩa về tính từ sở hữu như trong tiếng Anh.
Cụm tính từ là gì
Khái niệm
Cụm tính từ chính là cụm từ có tính từ là trung tâm, kết hợp với các phụ trước và phụ sau để tạo thành cụm tính từ.
Chức năng
Cũng giống như tính từ, cụm tính từ có chức năng chính là vị ngữ, nhưng cũng có thể dùng để làm chủ ngữ, bổ ngữ trong câu.
Cấu tạo của cụm tính từ
Phụ trước + Trung tâm + Phụ sau
Cụm tính từ cũng có thể không có cấu tạo đầy đủ, có thể chỉ có phụ trước hoặc chỉ có phụ sau.
Ví dụ: Màu hồng nhạt. Hồng là tính từ chỉ màu sắc, nhạt là tính từ chỉ phẩm chất. Ở đây, “nhạt” vừa là tính từ vừa đóng vai trò bố túc từ cho “hồng”. Nếu chỉ màu hồng không thì chưa đủ để diễn tả cái thực chất của nó nên người ta mượn thêm tính từ nhạt.
- Bầu trời mùa thu trong xanh vời vợi
- Cô người mẫu mặc bộ váy xẻ tà đầy quyến rũ
Khả năng kết hợp của tính từ
Bạn có thể kết hợp tính từ với danh từ và động từ để thêm ý nghĩa đặc điểm, chất lượng và mức độ cho cả danh từ và động từ.
Ví dụ:
- Đi rất nhanh: (động từ) (tính từ bổ sung ý nghĩa cho việc đi bộ)
- Hoa tươi: (danh từ) (tính từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ hoa)
Khác với động từ, tính từ không thể kết hợp được với các phó từ mệnh lệnh như “hãy”, “đừng”,… mà chỉ có thể kết hợp với các phó từ khác như: không, sẽ, đã, đang, chưa, chẳng, còn,…
Ví dụ:
- Đã từng xinh đẹp
- Không xấu
- Vẫn ồn ào
Trong tiếng Việt, tính từ được phân loại dựa trên nội dung biểu đạt, bao gồm tính từ đặc điểm, tính từ tính chất và tính từ trạng thái. Bạn có thể tham khảo thêm tính từ ghép trong tiếng Anh để so sánh và đối chiếu.
Trên đây là tổng hợp các kiến thức cho câu hỏi tính từ là gì mà AMA muốn chia sẻ với các bạn. Mong rằng các bạn đã thu nhặt được những kiến thức cần thiết cho mình.