Contents
- 1 1. Lợi ích của trò chơi dạy tiếng Anh
- 2 2. 10+ trò chơi dạy tiếng Anh hiệu quả trên lớp
- 2.1 2.1. Trò chơi “Board Race”
- 2.2 2.2. Trò chơi “Call My Bluff”
- 2.3 2.3. Trò chơi “Word Jumble Race”
- 2.4 2.4. Trò chơi “What’s My Problem?”
- 2.5 2.5. Trò chơi “Hangman”
- 2.6 2.6. Trò chơi “Pictionary”
- 2.7 2.7. Trò chơi “Simon Says”
- 2.8 2.8. Trò chơi “Hot Seat”
- 2.9 2.9. Trò chơi “Where Shall I Go”
- 2.10 2.10. Trò chơi “The Mime”
- 2.11 2.11. Trò chơi “Memory”
- 2.12 2.12. Trò chơi “Find The Colour”
- 3 3. 4 hoạt động dạy tiếng Anh giúp học sinh tự giác ôn luyện tại nhà
- 4 4. Một số lưu ý khi tổ chức trò chơi dạy tiếng Anh
Trong mỗi tiết học tiếng Anh, thầy cô luôn cần lồng ghép những trò chơi ngắn bên cạnh những bài học chính. Những trò chơi này không chỉ giúp học sinh giảm bớt căng thẳng mà còn giúp họ ghi nhớ bài học tốt hơn. Thầy cô có thể linh hoạt đan xen những hoạt động này vào lớp học, như khởi động trước giờ học, giải lao giữa giờ học hoặc kiểm tra lại kiến thức vào cuối giờ học. Tuy nhiên, để tổ chức các trò chơi đơn giản, tiết kiệm thời gian lại mang lại kết quả tốt là điều mà thầy cô luôn phải cân nhắc. Dưới đây là những trò chơi dạy tiếng Anh thú vị mà FLYER giới thiệu để giúp thầy cô tạo ra không khí lớp học sôi động nhé!
1. Lợi ích của trò chơi dạy tiếng Anh
Khác với những bài học truyền thống, những trò chơi giúp học sinh có thể “học mà chơi, chơi mà học” luôn được ưu tiên lựa chọn bởi những lợi ích mà chúng mang lại:
- Tạo bầu không khí hứng học cho học sinh.
- Tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa học sinh.
- Học sinh có cơ hội sáng tạo và đưa ra ý kiến bản thân.
- Rèn luyện các kỹ năng cần thiết như phản xạ, làm việc nhóm,…
- Giảm căng thẳng, áp lực trong giờ học.
2. 10+ trò chơi dạy tiếng Anh hiệu quả trên lớp
Dưới đây, thầy cô hãy cùng FLYER tham khảo một số trò chơi có thể áp dụng cho tiết học của mình. Chỉ với vài bước đơn giản, thầy cô có thể làm cho giờ học trở nên thú vị hơn bao giờ hết.
2.1. Trò chơi “Board Race”
“Board Race” được sử dụng chủ yếu để ôn tập từ vựng tiếng Anh. Thời điểm phù hợp để thầy cô tổ chức trò chơi này là vào đầu tiết học. Trò chơi được sử dụng để kiểm tra lại những từ vựng đã học hoặc kiểm tra mức độ hiểu biết của học sinh về chủ đề mà thầy cô sắp dạy.
Cách tổ chức trò chơi:
Thầy cô có thể tham khảo cách tiến hành trò chơi này dưới đây:
2.2. Trò chơi “Call My Bluff”
Trò chơi tiếp theo mang tên “Call My Bluff” – một trò chơi vui nhộn và sôi nổi. Mục đích của trò chơi là tìm hiểu thông tin về các học sinh của mình trong lớp như tên tuổi, sở thích,… Thời điểm tốt nhất để áp dụng trò chơi này là vào đầu học kỳ, khi thầy cô cần làm quen và “thu hẹp khoảng cách” giữa các học sinh.
Trò chơi cũng cần được tổ chức một cách tự nhiên để tạo ra bầu không khí gần gũi. Cụ thể trò chơi được tiến hành như sau:
2.3. Trò chơi “Word Jumble Race”
“Word Jumble Race” là trò chơi kiểm tra về từ vựng và ngữ pháp thông qua việc sắp xếp lại trật tự từ trong câu sao cho đúng nhất. Trò chơi này vừa giúp học sinh rèn luyện khả năng tư duy vừa trau dồi kỹ năng làm việc nhóm.
Để hiểu rõ hơn về luật chơi, thầy cô tham khảo video hướng dẫn dưới đây:
2.4. Trò chơi “What’s My Problem?”
Đây là một trò chơi mà thầy cô có thể tham khảo để học sinh luyện tập cách đưa ra lời khuyên. Trò chơi thường được tiến hành trong những bài học về chủ đề sức khỏe và nên diễn ra vào cuối buổi học.
Tham khảo thêm: Từ vựng tiếng Anh về đồ chơi giúp kích thích sự yêu thích tiếng Anh trong trẻ
2.5. Trò chơi “Hangman”
Nếu thầy cô đang tìm kiếm một trò chơi diễn ra trong vòng 5-7 phút thì “Hangman” là một lựa chọn không tồi. Trò chơi này thích hợp để làm nóng không khí lớp học vào đầu buổi học hoặc để ôn tập từ vựng vào cuối giờ.
2.6. Trò chơi “Pictionary”
Tiếp theo là một trò chơi khác phù hợp với mọi lứa tuổi và cấp độ tiếng Anh. Trò chơi thú vị này sẽ giúp học sinh thỏa sức sáng tạo và tăng sự tương tác trong lớp học vô cùng hiệu quả. Học sinh cũng sẽ “vô tình” ghi nhớ được các từ vựng đã học trên lớp.
2.7. Trò chơi “Simon Says”
Nếu thầy cô đang phải bận tâm vì những bạn học sinh có phần hơi hiếu động thì trò chơi này không thể bỏ qua. Trò chơi này cực kỳ phù hợp với những bạn nhỏ nhiều năng lượng bởi cần sự vận động liên tục. Đặc biệt, học sinh sẽ có cơ hội luyện tập khả năng phản xạ khi nghe tiếng Anh.
2.8. Trò chơi “Hot Seat”
Có thể nói đây là một trong những trò chơi đứng đầu trong danh sách yêu thích của học sinh. “Hot Seat” giúp học sinh trau dồi vốn từ vựng, thực hành các kỹ năng nghe – nói tiếng Anh, đồng thời khuyến khích sự cạnh tranh trong lớp học hiệu quả.
2.9. Trò chơi “Where Shall I Go”
Trò chơi này là cơ hội tốt để thầy cô kiểm tra các giới từ chỉ sự chuyển động mà học sinh đã học. Trò chơi này rất thú vị tuy nhiên luôn cần sự giám sát chặt chẽ của thầy cô bởi học sinh sẽ thực hiện hành động bịt mắt.
2.10. Trò chơi “The Mime”
“The Mime” – Bắt chước, là một cách khá hiệu quả để học sinh thực hành ghi nhớ các chủ điểm từ vựng hoặc ngữ pháp trong tiếng Anh. Khi thầy cô cần tăng sự tương tác với các học sinh của mình thì trò chơi này là một phương pháp vô cùng hữu hiệu.
Trò chơi này hoàn toàn phù hợp với mọi lứa tuổi và cho phép học sinh vận động nhẹ nhàng thay vì chỉ ngồi học thông thường.
2.11. Trò chơi “Memory”
Đối với trò chơi này, thầy cô cần sử dụng hai bộ flashcard phù hợp hoặc một bộ tranh và từ tương ứng. Cách chơi được thực hiện vô cùng đơn giản: Thầy cô sẽ đặt tất cả các thẻ úp xuống sàn và cho học sinh thay phiên nhau lựa chọn hai thẻ cho đến khi chúng khớp thành một cặp. Trò chơi này không những giúp cho học sinh rèn tính tập trung mà còn giúp các em ghi nhớ được từ vựng hiệu quả. Thầy cô có thể sử dụng trò chơi này khi cần dạy từ vựng với nhiều chủ đề khác nhau.
2.12. Trò chơi “Find The Colour”
Trò chơi này là một cách hữu ích để dạy học sinh về màu sắc trong tiếng Anh. Đặc biệt, trò chơi này cực kỳ phổ biến với các học sinh nhỏ tuổi. Luật chơi khá đơn giản, thầy cô sẽ tập hợp tất cả học sinh lại với nhau và gọi to “find something +… (colour)”. Sau đó, các em phải chạy quanh lớp và chạm vào những đồ vật có màu mà thầy cô yêu cầu. Đây là một cách tuyệt vời để khiến học sinh vận động và cải thiện khả năng phản xạ.
3. 4 hoạt động dạy tiếng Anh giúp học sinh tự giác ôn luyện tại nhà
3.1. Riddles – Đố vui tiếng Anh
Những câu đố vui tiếng Anh không chỉ giúp trẻ học từ mới tiếng Anh một cách tự nhiên, hiệu quả mà còn kích thích khả năng tư duy và óc sáng tạo.
Cách sử dụng trò chơi “Riddles” để giảng dạy rất đơn giản, thầy cô tạo ra nhóm câu đố vui tiếng Anh (riddles) bằng với số lượng học sinh trong lớp. Mỗi học sinh sẽ có 1 nhóm câu riddles khác nhau để về nhà tự giải nghĩa. Trong quá trình đi tìm đáp án cho các câu đố, học sinh sẽ học thêm được từ mới sử dụng trong câu. Điểm đặc biệt là những câu đố vui thường rất dễ ghi nhớ và học sinh chăc chắn cũng rất thích thú sử dụng chúng để thách đố bạn bè, người thân. Nhờ vậy mà trẻ ghi nhớ từ vựng dễ dàng và lâu hơn. Đầu buổi học tiếp theo, thầy cô hãy gọi một vài học sinh đứng lên đố cả lớp các câu hỏi đó để khởi động không khí buổi học, cũng như ôn lại bài cũ.
3.2. Vừa học vừa “chơi” tiếng Anh trên Phòng thi ảo
Phòng thi ảo FLYER là một nền tảng ôn luyện tiếng Anh thú vị và giàu tương tác cho học sinh từ 6-15 tuổi. Không chỉ có hơn 1700 bài tập ôn luyện tiếng Anh ở 10 cấp độ khác nhau (Cambridge, TOEFL Primary, TOEFL Junior, IOE,…), FLYER còn có cả bài luyện 30-40 mô phỏng đề thi thật cùng các bài luyện ngắn 5-10 phút theo từng kỹ năng. Hệ thống chấm, chữa tự động cùng môi trường học ảo sinh động giúp học sinh tự ôn luyện thêm tại nhà hiệu quả.
Thầy, cô có thể sử dụng FLYER để tạo các bài quiz luyện từ vựng – ngữ pháp, giao bài tập về nhà, hay tạo các phòng thách đấu cho phép học sinh trong lớp thi đua với nhau cuối tuần. Đây là một nền tảng đa năng và là một trợ thủ đắc lực giúp thầy, cô giảng dạy tiếng Anh hiệu quả, tối ưu và sáng tạo hơn cả.
Trải nghiệm ngay pbương pháp giảng dạy tiếng Anh giàu tương tác, hiệu quả của FLYER!
3.3. Story Telling – Kể chuyện bằng tiếng Anh
Bài tập này rất hiệu quả với học sinh Tiểu học với tâm lý thích được kể chuyện, chia sẻ với phụ huynh, bạn bè xung quanh. Sau mỗi buổi học, giáo viên hãy giao các chủ đề để học sinh về nhà chuẩn bị và kể lại trước lớp. Giáo viên có thể lựa chọn 1 chủ đề cho cả lớp hoặc chia lớp thành các nhóm nhỏ với những chủ đề khác nhau. Hãy chọn những chủ đề gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ để trẻ dễ liên hệ, ghi nhớ từ vựng tốt hơn cả. Sau đó, giáo viên có thể yêu cầu học sinh quay lại video ngắn, kể câu chuyện đó bằng tiếng Anh và gửi lại cho giáo viên. Thông qua hoạt động này, không chỉ học sinh được rèn luyện khả năng sáng tạo, liên kết câu/từ, ôn lại ngữ pháp và từ vựng mà giáo viên và phụ huynh đều có thể thấy rõ sự tiến bộ của trẻ qua từng tuần học. Hơn cả, việc thường xuyên nói tiếng Anh sẽ xây dựng sự tự tin sử dụng tiếng Anh trong trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
3.4. Mỗi tuần một bài hát tiếng Anh mới
Âm nhạc là một phương tiện tuyệt vời để giúp học sinh ghi nhớ từ vựng, cấu trúc câu tiếng Anh một cách tự nhiên và hiệu quả. Đầu tuần học, giáo viên chọn 1 bài hát mới và bật vào đầu buổi học để học sinh hát theo. Lặp đi lặp lại mỗi buổi học cho đến khi học sinh thuộc bài hát đó. Một bài hát vui nhộn vào đầu buổi học sẽ giúp khơi dậy tinh thần và sự hào hứng học của học sinh, cũng như trở thành 1 hoạt động ôn luyện tại nhà rất tự nhiên của trẻ.
4. Một số lưu ý khi tổ chức trò chơi dạy tiếng Anh
Trong quá trình tổ chức các trò chơi, thầy cô cần lưu ý một số điều sau để mục đích và hiệu quả của trò chơi (giúp học sinh dễ dàng tiếp thu bài học) được phát huy tối ưu nhất:
- Đầu tiên, thầy cô cần phổ biến luật chơi rõ ràng và dễ hiểu ngay từ đầu. Nếu không, trò chơi sẽ bị gián đoạn bởi những học sinh chưa nắm rõ được luật.
- Thời lượng của trò chơi trong các tiết học chỉ nên kéo dài trong khoảng từ 5 – 20 phút để không làm ảnh hưởng đến chất lượng buổi học.
- Thầy cô có thể đưa ra những giải thưởng nhỏ cho đội chơi chiến thắng. Điều này sẽ giúp khích lệ học sinh có thêm động lực và quyết tâm hơn với trò chơi.
Trên đây là gợi ý 10+ trò chơi dạy tiếng Anh hấp dẫn mà thầy cô có thể áp dụng để tăng tính năng động và thú vị cho những bài dạy trên lớp của mình. Dù ở bất kỳ độ tuổi nào, FLYER tin rằng học sinh sẽ luôn cảm thấy hứng thú với những tiết học được lồng ghép đa dạng trò chơi, nhờ đó khả năng tiếp thu và ghi nhớ bài học của các em cũng hiệu quả hơn.